Mục lục chính
- 1 Cây Vạn Lộc Thủy Sinh mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành
- 2 Đặc điểm hình thái của cây Vạn Lộc thủy sinh
- 3 Những tác dụng nổi bật của cây cảnh Vạn Lộc thủy sinh
- 4 Trong phong thủy, cây Vạn Lộc thủy sinh hợp mệnh gì?
- 5 Cách trồng cây Vạn Lộc thủy sinh đơn giản, nhanh chóng
- 6 Cách chăm sóc cây Vạn Lộc thủy sinh hiệu quả
Cây Vạn Lộc Thủy Sinh mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành
Trang trí góc nhỏ bằng cây cảnh thủy sinh đang là một trong những trào lưu cực “hot” của nhiều bạn trẻ. Trong đó, cây Vạn Lộc thủy sinh là cái tên được nhắc đến nhiều nhất và nổi bật hơn cả. Loài cây này với màu sắc rực rỡ, dễ dàng thu hút người đối diện nhưng không gây rối mắt và có nhiều ý nghĩa may mắn trong phong thủy nên được nhiều người lựa chọn.
Thậm chí, với nhiều người ưa thích cây cảnh thì một chậu cây Vạn Lộc thủy sinh trong nhà là điều không thể thiếu.
Đặc điểm hình thái của cây Vạn Lộc thủy sinh
Cây Vạn Lộc (tên khoa học là Aglaonema Rotundum Pink) còn gọi là cây Thiên Phú, thuộc giống cây họ Ráy (Araceae). Cây có nguồn gốc từ Thái Lan, Indonesia và cũng xuất hiện nhiều tại các khu vực như Đông Nam Á, Bắc Ấn Độ và phía Nam Trung Quốc.
Vạn Lộc là loài cây thân thảo, có tán hẹp và thường mọc thành các bụi nhỏ với kích thước 20 – 40cm. Điểm nổi bật nhất của Vạn Lộc nằm ở phần lá có màu hồng phai cùng viền màu xanh lục. Bên cạnh đó, cây có hoa màu trắng, tuy đơn giản nhưng vẫn thu hút người trồng.
Loài cây này không chỉ được trồng trong đất mà còn được biến tấu trồng trong môi trường nước với tên gọi: Vạn Lộc thủy sinh. Đường kính mỗi lá cây thường từ 5 – 10cm. Cây có bộ rễ trắng đẹp và sang trọng. Điểm đặc biệt và gây ấn tượng nhất của loài cây này chính là sự kết hợp đan xen đối xứng và nhiều tầng lớp của lá cây, tạo sự cân đối cho toàn bộ dáng cây.
Không chỉ mang lại nét thẩm mỹ cho không gian nội thất, những ý nghĩa của Vạn Lộc thủy sinh chắc chắn sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ.
Những tác dụng nổi bật của cây cảnh Vạn Lộc thủy sinh
Không chỉ được coi như một loại cây cảnh mini trong nhà ấn tượng, mà về mặt khoa học, loài cây này có tác dụng rất tốt trong việc lọc không khí, làm sạch các chất gây hại có trong không gian sống. Theo nhiều nghiên cứu, trồng cây Vạn Lộc trong nhà có tác dụng diệt khuẩn rất hiệu quả, cây giúp giảm tới 30% các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Đặc biệt, trong một nghiên cứu năm 2014, kết quả cho thấy khi sử dụng loài cây này làm cây để bàn làm việc có thể tăng 20% trí nhớ và 15% hiệu suất giúp tinh thần của bạn được cải thiện đáng kể trong quá trình lao động và học tập.
Không chỉ vậy, loại cây trồng trong văn phòng này còn có thể điều hòa nhịp tim, giúp tim làm việc với hiệu suất giảm 4 – 8 nhịp/phút. Với những người gặp vấn đề về tim mạch, Vạn Lộc thủy sinh hoàn toàn có thể trở thành sự lựa chọn vô cùng hữu hiệu cho sức khỏe.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số loại cây cảnh thủy canh khác có tác dụng tương tự như:
Trong phong thủy, cây Vạn Lộc thủy sinh hợp mệnh gì?
Ngoài những tác dụng nổi bật như trên thì Vạn Lộc thủy sinh còn được coi là một loài cây phong thủy trong nhà đem lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Dáng cây vươn thẳng cùng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và màu xanh là sự bền vững. Loài cây này được rất nhiều người lựa chọn để mang đến tài lộc, sự phát triển và thăng tiến cho các thành viên trong gia đình.
Đặc biệt, màu đỏ nổi bật của cây còn là màu tương hợp với mệnh Hỏa. Do đó, loài cây này được coi là cây hợp mệnh Hỏa nhất trong ngũ hành. Những người mệnh Hỏa thường có tính cách nhiệt tình và năng động. Khi được các yếu tố lửa bổ sung thêm sinh khí, những người này sẽ cháy hết mình vì công việc. Hơn thế, trồng Vạn Lộc sẽ giúp người mệnh Hỏa nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp.
Ngoài ra, trong ngũ hành tương sinh, vì Hỏa sinh Thổ nên Vạn Lộc thủy sinh cũng là loài cây hợp mệnh Thổ. Những người thuộc hai cung mệnh này đều sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống khi trồng loài cây này.
Cách trồng cây Vạn Lộc thủy sinh đơn giản, nhanh chóng
Trồng Vạn Lộc thủy sinh khá đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể tự trồng cây tại nhà theo các bước sau:
Bước 1
Chọn chậu/bình phù hợp: đây là việc đầu tiên cần chuẩn bị để trồng cây Vạn Lộc thủy sinh. Bình thủy tinh trong suốt là thích hợp nhất để khoe được vẻ đẹp của bộ rễ.
Bước 2
Cố định rễ cây: bạn có thể sử dụng thêm sỏi hay viên bi màu hoặc giỏ nhựa để cố định rễ cây tại một vị trí, giúp cây đứng thẳng
Bước 3
Xử lý cây trước khi trồng: Cẩn thận tách cây ra khỏi đất trồng cũ, sau đó rửa sạch và cho vào chậu cây. Bổ sung thêm dinh dưỡng dạng dung dịch cho cây phát triển nhanh hơn.
Cách chăm sóc cây Vạn Lộc thủy sinh hiệu quả
Để cây cảnh thủy sinh phát triển tốt, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
Ánh sáng
Vạn Lộc thủy sinh có thể sống tốt trong môi trường văn phòng ít ánh sáng. Bạn hoàn toàn có thể trồng cây trong nhà và thi thoảng cho cây tắm nắng nhẹ vào sáng sớm hoặc chiều tối (khoảng 1 lần/ tuần).
Nước
Loài cây này cần thay nước 1 lần / tuần và bổ sung dinh dưỡng dạng dung dịch thường xuyên.
Cây Vạn Lộc thủy sinh có vẻ đẹp ấn tượng cùng nhiều lợi ích mà nó mang lại nên ngày càng được nhiều người lựa chọn sử dụng hơn. Vì vậy, nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về loài cây này hay cần tư vấn hỗ trợ, hãy liên lạc ngay với Cây Xinh để được biết thêm thông tin chi tiết.