Mục lục chính
Cây Thủy Tùng để bàn mang đến ý nghĩa phong thủy tốt đẹp
Không chỉ đẹp bởi cái tên, cây Thủy Tùng còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho người sở hữu, vì vậy loại cây này đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng.
Cây Thủy Tùng hay còn gọi là cây Thông Nước có tên khoa học là Asparagus Plumosus, là loại cây dễ thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau nên được ưa chuộng làm cây cảnh văn phòng.
Với một màu xanh mát tràn đầy sức sống, đặt một chậu thủy tùng trên bàn làm việc hay trong phòng khách thì còn gì đẹp bằng.
Vậy thực tế Thủy Tùng có đặc điểm và tác dụng gì? Ý nghĩa, cách chăm sóc cây thế nào? Hãy cùng Cây Xinh tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm, công dụng cũng như ý nghĩa của loài cây để bàn tuyệt vời này qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm hình dáng của cây
Thủy Tùng là loài thực vật đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc. Hiện nay cây được trồng phổ biến tại Việt Nam. Chúng thuộc loại cây bụi nhỏ, dáng cây thanh mảnh thân cây có nhiều cành nhánh mọc vươn dài ra, dựa vào nhau.
Lá Thủy Tùng màu xanh đậm, hình tam giác nhỏ xếp sát nhau trông rất đẹp mắt.
Cây có thể cho ra hoa màu trắng nhỏ xinh, sau khi tàn sẽ hình thành quả có hình cầu, màu đen tím mang 1 – 3 hạt.
Cây Thủy Tùng có tác dụng gì?
Làm đẹp cho căn phòng
Nhờ hình dáng bắt mắt, Thủy Tùng được xếp vào loại cây cảnh đẹp cùng với cây phong lá đỏ hay cây trường sinh, rất được ưa chuộng hiện nay.
Nhiều người thường lựa chọn Thủy Tùng làm cây cảnh văn phòng, cây để bàn làm việc hay dùng trang tí nhà cửa, trang trí quán cà phê, trên các giá, các kệ tại nơi có nhiều ánh sáng mặt trời,…
Bạn cũng có thể chọn một chậu cây Thủy Tùng cảnh để làm quà tặng bạn bè, người thân trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ Tết…
Thanh lọc không khí hiệu quả
Ngoài trang trí, Thủy Tùng còn có công dụng trong việc thanh lọc không khí, cũng giống như cây thường xuân vậy.
Nó có thể hấp thụ một số năng lượng điện từ có hại được sinh ra từ các thiết bị máy móc điện tử từ đó tạo nên bầu không khí thư thái, thoải mái, giúp bạn giảm bớt căng thẳng mệt mỏi sau khi làm việc.
Tham khảo những loại để bàn có tác dụng lọc không khí
Ý nghĩa cây Thủy Tùng trong phong thủy là gì?
Thủy Tùng được xem là một trong những cây cảnh phong thủy mang nhiều ý nghĩa.
Cây có sức sống dẻo dai, bền bỉ thể hiện cho ý chí kiên cường, không chịu khuất phục khó khăn. Thủy Tùng mang ý nghĩa cho sự thanh tao, tượng trưng cho bậc chính nhân quân tử.
Đặc biệt, cây còn được cho là mang đến tiền tài, tài lộc về cho gia chủ.
Tham khảo: Trồng cây gì hợp mệnh để gặp nhiều may mắn?
Cây Thủy Tùng hợp tuổi nào?
Trong phong thủy, Thủy Tùng hợp với người tuổi Thân, có ý nghĩa mang đến nhiều may mắn tài lộc cho gia chủ. Những người làm kinh doanh thường lựa chọn loại cây này để trang trí trong nhà hay trên bàn làm việc.
Những chậu cây phong thủy nhỏ xinh này như quý nhân phù trợ giúp người tuổi Thân giữ được tiền bạc, của cải. Thực tế, những người tuổi Thân có khả năng tính toán tốt, biết kiếm tiền nhưng việc chi tiêu lại tính toán không kỹ lưỡng, hầu như không có tiền dư dả.
Vì vậy, để giữ được tài lộc người tuổi thân nên đặt một chậu Thủy Tùng cảnh ở phòng làm việc, phòng khách.
Xem thêm: Cây phong thủy cho người tuổi Thân
Cây Thủy Tùng hợp mệnh gì?
Trong phong thủy cây Thủy Tùng rất phù hợp với những người mệnh Thủy bởi sức sống mãnh liệt, màu xanh tràn đầy sức sống, dáng lạ mắt mang đến sức khỏe, tài lộc và sự may mắn cho người mệnh này.
Người mệnh Thủy vốn rất thông minh, vui vẻ, hòa đồng khi tiếp xúc với mọi người. Tuy nhiên trong mọi câu nói người mệnh Thủy đều có những ẩn ý khiến những người lần đầu tiếp xúc với họ cảm thấy khó hiểu. Vì thế họ cần hành động, ứng xử cẩn trọng, khôn khéo uyển chuyển hơn.
Cây Thủy Tùng sẽ là lá bùa may mắn, giúp người mệnh Thủy hạn chế được những rủi ro trong cuộc sống, thôi thúc sự tìm tòi, khám phá những cái mới. Từ đó khơi gợi lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm đi đến sự thành công trong cuộc sống, sự nghiệp.
Tham khảo: Cây hợp mệnh Thủy giúp người trồng gặp may mắn, thành công
Cách chăm sóc cây Thủy Tùng
Cách trồng cây Thủy Tùng để cây sống tốt rất đơn giản bởi loại cây này có sức sống mãnh liệt. Tuy nhiên bạn vẫn nên chú ý khi chăm sóc cây. Để cây khỏe và phát triển tốt, bạn cần chú ý các yếu tố sau:
Nhiệt độ
Từ 18 – 25°C là khoảng nhiệt độ mà cây sống tốt nhất. Đây là nhiệt độ lý tưởng trong phòng, đáp ứng được nhu cầu điều kiện của cây.
Ánh sáng
Thủy Tùng rất ưa mát nên bạn có thể trồng trong phòng dưới ánh sáng đèn điện có dây tóc, đèn huỳnh quang. Với ánh sáng này, cây vẫn có thể quang hợp, sinh trưởng tốt.
Tuy nhiên, bạn không nên để cây quá lâu trong bóng dâm, 1 tuần nên cho cây ra ánh sáng nhẹ 2 lần để đảm bảo cho cây quang hợp.
Nước
Nước là một trong những yếu tố mà bạn cần quan tâm khi chăm sóc cây Thủy Tùng. Lượng nước trong cây chiếm từ 70 – 90%. Vì vậy bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây, mỗi tuần tưới 2 – 3 lần.
Nếu thiếu nước cây bị héo, ảnh hưởng đến quá trình sống của cây. Tuy nhiên bạn cũng không nên tưới quá nhiều nước quá khiến cho cây mềm yếu, giảm sức chống chịu với bệnh hại.
Đất trồng
Với thủy tùng trồng trong chậu, bạn nên chọn loại đất trồng thoáng khí, tơi xốp, có khả năng thoát nước cao. Đất phải đủ độ ẩm và dinh dưỡng cần thiết.
Làm gì khi thấy dấu hiệu sâu bệnh của cây?
Khi trồng và chăm sóc cây, bạn cũng cần chú ý tới các dấu hiệu sâu bệnh để kịp thời chữa trị cho cây.
Một số bệnh thường gặp ở Thủy Tùng là bệnh khô thân, khô cành ngọn. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của cây.
Khi thấy cành non xuất hiện nhiều vết bệnh màu nâu, thân cây khô, lá héo, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp chữa bệnh cho cây. Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay.
Ngoài ra, khi cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt hoặc thay thế cây mới.
Nên mua cây Thủy Tùng ở đâu tốt nhất?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều cửa hàng bán cây Thủy Tùng để bàn. Trong đó, Cây Xinh tự hào là địa chỉ cung cấp các loại cây cảnh đáng tin cậy cho mọi người.
Hãy liên hệ ngay với Cây Xinh để được tư vấn mua cây Thủy Tùng và cách chăm sóc cây bạn nhé.