Mục lục chính
- 1 Cây Lan Hồ Điệp – Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây Lan Hồ Điệp
- 2 Nguồn gốc xuất xứ của Lan Hồ Điệp
- 3 Những nét đặc trưng của cây Lan Hồ Điệp
- 4 Cách chăm sóc cây Lan Hồ Điệp
- 5 Cách trồng Lan Hồ Điệp đúng kỹ thuật
- 6 Cây Lan Hồ Điệp nên đặt ở đâu?
- 7 Ý nghĩa của Lan Hồ Điệp trong phong thủy
Cây Lan Hồ Điệp – Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây Lan Hồ Điệp
Cây Lan Hồ Điệp đang là loại cây để bàn được nhiều người ưa chuộng bởi những ý nghĩa sâu sắc và vẻ đẹp mê đắm lòng người.
Lan Hồ Điệp nổi tiếng với vô vàn chủng loại và màu sắc khác nhau. Cây thường được trồng trong vườn nhà hay khuôn viên thoáng đãng. Thời gian gần đây, cây Lan Hồ Điệp còn được sử dụng làm cây để bàn trang trí vì nó mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ.
Bài viết dưới đây, Cây Xinh sẽ giới thiệu tới bạn những thông tin hữu ích về loại cây này nhé!
Nguồn gốc xuất xứ của Lan Hồ Điệp
Cây có tên khoa học là Phalaenopsis sp, thuộc họ hoa lớn nhất thế giới với hơn 25.000 loài và hơn 100.000 giống hoa khác nhau.
Cây Lan Hồ Điệp đầu tiên được biết đến là vào năm 750, do ông Rumphius phát hiện ra và đưa chúng vào loài Angraecum. Tuy nhiên, đến năm 1825, một nhà thực vật học người Hà Lan đã nghiên cứu và xác định lại tên cho chúng là Phalaenopsis amabilis Bl và tên đó được dùng cho đến ngày nay.
Loại cây này phát triển nhiều trong các khu rừng nhiệt đới, tạo ra những bông hoa rất đẹp và có nhiều màu sắc nên được người dân xung quanh mang về nhà trồng và trở nên phổ biến cho đến ngày hôm nay. Chi Lan Hồ Điệp mọc ở nhiều quốc gia trên thế giới, trừ Nam Cực – nơi có khí hậu quá lạnh khiến cây không thể sinh trưởng được.
Những nét đặc trưng của cây Lan Hồ Điệp
Cây Lan Hồ Điệp thuộc loài hoa thân thảo lâu năm, có tốc độ sinh trưởng khá chậm. Ngay cả trong điều kiện khí hậu, đất, nước thích hợp thì cũng phải cách 40 ngày cây mới mọc ra được một lá hoàn chỉnh.
Từ lúc nhân giống, bạn phải chờ đợi từng lá một cho đến khi cây có trên 4 lá thì lúc đó mới có khả năng ra chồi hoa. Chính vì thế mà loài cây này được đánh giá là khá khó tính, khó chăm và khó trồng.
Mùa Hoa Lan bắt đầu nở từ tháng 12 đến cuối tháng 5. Thời gian ra hoa của một cây Lan Hồ Điệp thường kéo dài từ 2 – 3 tháng, một số loài khác và giống lai có thời gian nở hoa kéo dài hơn.
Do có xuất thân từ các khu rừng nhiệt đới nên nhiệt độ phù hợp cho cây phát triển và ra hoa tương đối cao, từ 25-28°C vào ban ngày và 18 -20°C vào ban đêm.Loài cây này thật sự đòi hỏi người chăm phải kỳ công nghiên cứu những kỹ thuật trồng cây Lan Hồ Điệp mới mong cây ra hoa đẹp.
Hoa Lan Hồ Điệp có rất nhiều màu sắc như Lan Hồ Điệp tím, Lan Hồ Điệp trắng, Lan Hồ Điệp vàng cho đến những loại hoa phối màu tự nhiên nhưng rất độc đáo và tươi mới như đốm hay sọc…
Cách chăm sóc cây Lan Hồ Điệp
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 18-29°C.
Tuyệt đối không được để nhiệt độ xuống dưới 15°C nếu không rễ cây sẽ không thể hút được chất dinh dưỡng. Từ đó, quá trình sinh trưởng của cây bị dừng lại khiến cho nụ hoa rụng và những cánh hoa xuất hiện những đốm nhỏ.
Hoa Lan Hồ Điệp cũng không chịu được sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh, khiến cây không kịp thích nghi và phát triển.
Ánh sáng
Cây Lan Hồ Điệp rất kỵ ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Nếu trồng ngoài trời, bạn nên đặt cây ở dưới bóng các cây lớn. Còn nếu sử dụng làm cây trồng trong nhà bạn nên đặt cây ở hướng Tây hoặc Đông, để có được cường độ ánh sáng lý tưởng nhất.
Nước
Lá của cây Lan Hồ Điệp khá dày, trữ được nhiều nước nên cây chịu được điều kiện khô hạn của thời tiết.
Vào mùa Xuân, độ ẩm không khí cao, bạn nên tưới nước cho cây từ 5 – 7 ngày 1 lần. Mùa Hè và mùa Thu, khi nhiệt độ cao, lượng nước trong lá bốc hơi mạnh, thì bạn cần tưới đẫm cho cây 1 – 2 ngày một lần.
Nếu có thể, sau khi tưới nước hãy để cho cây Lan Hồ Điệp ở nơi thoáng gió để cây giảm được sự phát sinh của những bệnh thông thường.
Đặc biêt, khi tưới nước cho cây, bạn chỉ được tưới vào rễ mà không được tưới lên hoa và lá. Đặt chậu cây trong nước khoảng 5 phút để rễ của chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng là một cách chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên, cần đảm bảo sau khi tưới hay ngâm nước, chậu lan được thoát nước hoàn toàn để tránh tình trạng thừa nước, dẫn đến úng cây.
Giá thể trồng Lan Hồ Điệp
Giá thể là nơi trồng và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Chúng cần phải là những loại phù hợp và gần gũi với môi trường thiên nhiên mà lan thường sống. Có hai giá thể phổ biến và tốt nhất cho cây Lan Hồ Điệp đó là vụn gỗ và dớn (là thân và rễ của cây dương xỉ) giúp cung cấp đủ độ ẩm, các dinh dưỡng thích hợp cho cây.
Khi chọn mua lan, cần phải lưu ý đến các phần hoa, lá và thân cây thật kỹ. Bởi nếu không may mua phải cây bệnh về, sẽ rất khó để chăm chúng khỏe mạnh. Nhưng cây bệnh thường có các biểu hiện như: lá bị đốm, lá có màu vàng, lá có vệt đen, hay bị méo mó, biến dạng,…
Cách trồng Lan Hồ Điệp đúng kỹ thuật
Đầu tiên, cần chuẩn bị than, than để trồng Lan Hồ Điệp phải đốt từ củi. Ưu điểm của than khi trồng Lan Hồ Điệp là 5-6 năm mới phải thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ.
Phần than củi, bạn để lót dưới chậu, để khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu, sau đó lấy 1 lớp mỏng sơ dừa đã băm nhỏ cho vào chậu rồi đặt cây đứng với tư thế mong muốn.
Tiếp đến cho hết phần còn lại sơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu khoảng 1cm, vỗ xung quanh chậu cho sơ dừa xuống đều để giữ cây đúng tư thế sau đó tưới nước luôn cho cây.
Nếu trồng Lan Hồ Điệp để trên lan can, mái hiên hoặc sân thượng thì cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế … để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của bê tông, mái tôn xung quanh
Lan hồ Điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu Lan Hồ Điệp thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc đúng cách.
Cây Lan Hồ Điệp nên đặt ở đâu?
Lan Hồ Điệp thích hợp được đặt ở bàn làm việc, kệ sách, bàn uống nước hay trên cửa số. Các loài hoa, nhất là những loại có màu sắc cuốn hút đều mang lại cho con người cảm giác khoan khoái, thư thái, dễ chịu và hoa lan cũng vậy.
Có một chậu hoa ở cạnh sẽ giúp bạn có tinh thần làm việc đầy hứng khởi. Ngoài ra, khi phải nhìn màn hình máy tính nhiều, màu sắc của cây cũng sẽ giúp bạn bớt căng thẳng, áp lực và mệt mỏi hơn.
Tham khảo thêm:
Ý nghĩa của Lan Hồ Điệp trong phong thủy
Với mỗi màu sắc khác nhau, loại cây phong thủy này lại mang những ý nghĩa khác nhau. Hoa Lan Hồ Điệp trắng là đại diện cho sự hồn nhiên và tinh khiết. Nó giống như một người con gái ngây thơ, thanh cao, khuê các. Bạn có thể chọn chậu cây này làm món quà cho cô gái mà bạn đang theo đuổi.
Lan Hồ Điệp vàng lại là biểu tượng của tình bạn ấm áp. Hoa có màu sắc rực rỡ, tươi sáng mang niềm vui và hứng khởi đến cho bạn. Lan Hồ Điệp tím lại đại diện cho nhân phẩm và sự ái mộ. Tặng hoa này cho ai, thể hiện rằng bạn rất ngưỡng mộ và tôn trọng họ.
Trong phong thủy, Hoa Lan Hồ Điệp hợp nhiều cung mệnh. Nhưng đặc biệt, Hoa Lan Hồ Điệp hợp mệnh Hỏa, mệnh Thổ và mệnh Kim.
Hoa Lan Hồ Điệp màu hồng sẽ tương hợp với người mệnh Hỏa, Hoa Lan Hồ Điệp màu trắng là lựa chọn dành cho người mệnh Kim. Màu sắc sở hữu lợi nhất cho mạng thổ là màu đỏ và những màu mang thể phối theo là màu tím và hồng. Vì vậy, Lan Hồ Điệp tím và Lan Hồ điệp hồng cũng sẽ mang lại may mắn cho người mệnh thổ
Vì vậy, khi những người hợp mệnh trồng Hoa Lan Hồ Điệp trong nhà sẽ giúp tăng cường vận mệnh tươi sáng, phát huy tài khí và đặc biệt giúp tinh thần luôn thư giãn, an nhiên.
Tham khảo một số cây hợp mệnh Hỏa:
Tinh tế và sang trọng – đó là những biểu tượng từ xưa tới nay của cây Lan Hồ Điệp. Những bông hoa này có được sự yêu thích đặc biệt của hoàng gia và giới quý tộc ở châu Âu trong nhiều thập kỷ. Với nhiều người xưa, chỉ có người giàu mới có thể sở hữu được chúng.
Tuy nhiên, ngày nay loài hoa này đã phổ biến và dễ mua hơn trước rất nhiều. Nếu bạn còn chưa biết về giá Lan Hồ Điệp và địa điểm mua cây ở đâu và thì hãy gọi ngay cho Cây Xinh để được hỗ trợ nhé!