Mục lục chính
- 1 Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì Ý nghĩa phong thủy của cây?
- 2 Nguồn gốc và đặc điểm cây Vạn Niên Thanh trồng trong nhà
- 3 Cây Vạn Niên Thanh có mấy loại? Đặc điểm của từng loại
- 4 Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh trong cuộc sống
- 5 Ý nghĩa cây Vạn Niên Thanh trong phong thủy
- 6 Trồng cây Vạn Niên Thanh trong nhà đúng kỹ thuật
- 7 Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh để cây sinh trưởng và phát triển tốt
Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì Ý nghĩa phong thủy của cây?
Cây Vạn Niên Thanh thường bị nhiều người nhầm với Vạn Niên Thanh leo. Tuy nhiên chúng lại là các loại cây khác nhau có cùng một họ Araceae (họ Ráy). Là loại cây có nhiều tác dụng hữu ích cho môi trường và không gian sống, nên thường được dùng để trang trí phòng khách giúp mang lại may mắn cho gia đình. Hãy cùng Cây Xinh tìm hiểu rõ hơn về loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc và đặc điểm cây Vạn Niên Thanh trồng trong nhà
Vạn Niên Thanh (tên khoa học: Dieffenbachia Amoena), được tìm thấy ở vùng Colombia, Brazil. Là loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng từ 40 – 80 cm, ưa bóng râm nên rất thích hợp để trồng trong nhà.
Vạn Niên Thanh thuộc loại rễ chùm, ngắn, to, được chia thành nhiều đốt, trên mỗi đốt sẽ có nhiều rễ con, dễ sống và phát triển nhanh. Thân cây lâu năm thường khá cứng. Lá của loài cây này khá lớn rộng từ 3,5 – 6 cm, mềm, có màu xanh lục đậm ở mặt trên và xanh lục nhạt ở phiến lá phía dưới. Ở một số loại lá của chúng nổi bật với các đốm màu trắng ở giữa và gần thân. Các đường gân trên lá cũng được chia khá rõ nét, tăng thêm vẻ đẹp ấn tượng với người đối diện.
Hoa Vạn Niên Thanh có màu trắng, mọc bông đơn nhưng. Tuy nhiên rất ít khi thấy hoa của loài cây này vì trong điều kiện sinh trưởng mát, cây sẽ khó ra hoa. Quả của Vạn Niên Thanh nhỏ như quả quất, hình cầu và mọng nước.
Cây Vạn Niên Thanh có mấy loại? Đặc điểm của từng loại
Vạn Niên Thanh được chia thành 3 loại chính, mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau tạo nên ấn tượng riêng thu hút người trồng.
Vạn Niên Thanh Leo
Vạn Niên Thanh Leo có tên gọi khác là cây Trầu Bà Cây Trầu Bà Leo Cột. Là cây thân thảo, dạng leo, thân mập tròn và nhiều rễ khí. Khi trồng loài cây này, bạn cần tạo thêm cột, giá đỡ để cây có thể leo bám và phát triển. Nếu được chăm sóc tốt, cây có thể cao từ 1 m đến 1,4 m.
Lá của loài cây này rất to, vì vậy nhiều người thường gọi là cây Vạn Niên Thanh lá to. Phần lá của cây xanh tốt quanh năm, thường mọc tập trung tại đầu cành lớn của cây. Lá Vạn Niên Thanh Leo thường có gân dày, dạng lông chim, nổi bật với đốm trắng vàng hay ánh bạc trên phiến lá.
Vạn Niên Thanh vàng
Loại cây này có xuất xứ từ vùng Đông Á thuộc loài thân thảo phát triển theo thế vươn thẳng lên cao. Lá của loài cây có màu xanh lục, hình mũi mác, khi nở hoa sẽ có màu vàng nhạt.
Vạn Niên Thanh thủy sinh
Vạn Niên Thanh thủy sinh là loại cây trồng lâu năm, thường cao khoảng 1.3 m – 1.5 m. Lá cây có màu xanh lục, hẹp, cành trắng và vươn dài. Đặc biệt, khi trồng thủy sinh, bạn có thể dễ dàng quan sát bộ rễ trắng, nổi bật của cây.
Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh trong cuộc sống
Với vẻ đẹp ấn tượng, trang nhã bạn cũng có thể đặt chúng ở nhiều vị trí khác nhau như để làm làm việc, văn phòng hay phòng khách,… giúp tạo điểm nhấn cho căn phòng làm cho căn phòng trở nên thú vị và thu hút hơn..
Ngoài ra Vạn Niên Thanh cũng được biết đến là một loại cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Cây có thể loại bỏ các chất gây hại cũng như tia bức xạ tồn tại trong không khí. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư, hay các tác động xấu đến đến tim và não.
Hơn nữa tán lá của cây to nên khả năng lọc không khí rất tốt. Vì vậy việc bạn trồng một chậu Vạn Niên Thanh trong nhà cũng giống như việc bạn sắm thêm cho nhà mình một chiếc máy lọc không khí sinh học giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và các thành viên trong gia đình hiệu quả.
Tham khảo thêm một số loại cây lọc không khí khác:
Ý nghĩa cây Vạn Niên Thanh trong phong thủy
Trong phong thủy, cây Vạn Niên Thanh có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, sự thịnh vượng và thành công cho gia chủ. Đặt một chậu cây này trong nhà hay văn phòng sẽ giúp họ và gặp nhiều thuận lợi, suôn sẻ trong công việc cũng như cuộc sống.
Cây Vạn Niên Thanh hợp với tuổi nào nhất?
Theo các chuyên gia về phong thủy thì Vạn Niên Thanh hợp với tuổi Thìn nhất. Những người tuổi Thìn là người thông minh sắc sảo, có nhiều tham vọng, tài trí nên dễ đạt được thành công trong sự nghiệp.
Tuy nhiên họ lại dễ thay đổi chính kiến, không kiên định, không biết cách kiềm chế cảm xúc và dễ nóng nảy. Do đó, nếu người tuổi Thìn trồng một chậu Vạn Niên Thanh sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn, khắc phục nhược điểm hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Cây Vạn Niên Thanh hợp với mệnh gì?
Vạn Niên Thanh được cho là hợp với mệnh Thổ nhất. Người mệnh Thổ có tính cách bao dung, thích sự ổn định, trung thành, đáng tin cậy và rất coi trọng lời hứa. Sự trầm tính, khó mất bình tĩnh là ưu điểm cũng là nhược điểm của tuổi này. Chính tính cách này sẽ khiến họ thiếu sự quyết đoán nên không gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.
Vạn Niên Thanh có thế cây thẳng phát triển vươn cao, mạnh mẽ, là biểu tượng cho sự cứng rắn, quyết liệt. Cây sẽ giúp những người thuộc cung mệnh này khắc phục nhược điểm, trở nên liều lĩnh và quả quyết hơn. Từ đó đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
Tham khảo thêm:
Trồng cây Vạn Niên Thanh trong nhà đúng kỹ thuật
Hiện nay phương pháp nhân giống giâm cành là phương pháp được sử dụng nhiều để trồng Vạn Niên Thanh tốt nhất. Trong bài viết này Cây Xinh sẽ hướng dẫn các bạn trồng cây Vạn Niên Thanh theo phương pháp này nhé!
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một chậu sứ hoặc chậu nhựa đảm bảo chắc chắn, bền đẹp. Bạn nên tìm những chậu có lỗ dưới đáy chậu để giúp thoát nước tốt, thoáng khí, giúp cây phát triển tốt hơn.
- Bước 2: Chọn một cây con hoặc một cành từ cây mẹ. Chú ý chọn cây con hoặc cành khỏe mạnh, xanh tốt. Làm sạch và loại bỏ rễ cây, lá phát triển kém.
- Bước 3: Trồng cây và cành vào chậu đất đã chuẩn bị sẵn. Chú ý chăm sóc cây thường xuyên trong giai đoạn mới trồng.
Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh để cây sinh trưởng và phát triển tốt
Chăm sóc Vạn Niên Thanh không khó bởi chúng không đòi hỏi nhiều về điều kiện sống. Vì vậy nên chăm sóc cây cũng sẽ không làm tốn quá nhiều thời gian, công sức của bạn mà cây vẫn có thể phát triển tốt.
Nước
Vạn Niên Thanh là giống cây ưa nước nên bạn cần đảm bảo đất luôn đủ ẩm. Tuy nhiên bạn chú ý không nên tưới nước ngập rễ vì điều đó có thể sẽ làm thối cây. Bạn chỉ cần tưới 2 lần/ tuần là được.
Đất
Có nhiều loại đất bạn có thể chọn lựa tuy nhiên đất mùn có nhiều dưỡng chất và phù hợp nhất để cây phát triển tốt. Bạn có thể trộn đất thịt với tro, trấu, xơ dừa để tạo mùn và thoáng khí cho đất.
Ánh sáng
Vạn Niên Thanh là cây trồng trong nhà không cần ánh sáng nên có thể sống trong điều kiện thiếu sáng tốt. Bạn cần chú ý không đặt cây ở vị trí có ánh nắng mặt trời trực tiếp. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của cây. Nên cho cây tắm nắng sáng sớm và chiều tối để quang hợp đủ.
Hiện nay hình ảnh Vạn Niên Thanh được dân văn phòng trồng rất nhiều. Với vẻ đẹp ấn tượng, vừa giúp thanh học không khí vừa mang lại những tác dụng hữu ích về phong thủy.
Nếu bạn đang muốn tìm cho mình một chậu cây Vạn Niên Thanh đẹp. Bạn hãy liên hệ ngay với Cây Xinh qua số điện thoại 0948.225.678 để được tư vấn hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng về loại cây này cũng như các loại cây phong thủy khác.