Mục lục chính
- 1 Cách trồng cây Vạn Niên Thanh Leo? Ý nghĩa phong thủy của loài cây này?
- 2 Đặc điểm, hình thái của cây Vạn Niên Thanh Leo
- 3 Cây Vạn Niên Thanh Leo giúp thanh lọc không khí hiệu quả
- 4 Ý nghĩa cây Vạn Niên Thanh Leo trong phong thủy
- 5 Cách trồng cây Vạn Niên Thanh Leo cột
- 6 Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh Leo cột
Cách trồng cây Vạn Niên Thanh Leo? Ý nghĩa phong thủy của loài cây này?
Sử dụng cây Vạn Niên Thanh Leo trang trí trong nhà hay văn phòng đang là xu hướng nội thất rất được yêu thích hiện nay. Sở hữu vẻ ngoài bắt mắt, cây không chỉ có tác dụng lọc không khí mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp,… Hãy cùng Cây Xinh tìm hiểu chi tiết về loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm, hình thái của cây Vạn Niên Thanh Leo
Vạn Niên Thanh Leo (tên khoa học: Epipremnum aureum) hay còn có tên gọi khác là cây Môn Trường Sinh, Trầu Bà… giống cây này thuộc họ Ráy (Araceae), có nguồn gốc từ Colombia, Brazil. Hiện nay ở Việt Nam vẫn có nhiều người thường nhầm lẫn giữa Vạn Niên Thanh và Vạn Niên Thanh Leo, tuy nhiên đây lại là hai loại cây khác nhau.
Vạn Niên Thanh Leo là loài cây thân thảo, có nhiều rễ khí, thân cây tròn và có nhiều đốt, thuộc dạng thân Leo. Thân của Vạn Niên Thanh có những tua rễ bám chắc và Leo xung quanh cột. Nếu được chăm sóc trong điều kiện tốt, Vạn Niên Thanh Leo có thể cao từ 1m đến 1,4 m (tính từ gốc đến đỉnh cột).
Lá Vạn Niên Thanh Leo có màu xanh bóng, dày đặc gân, mở rộng ở cuống thuôn nhọn dần về đầu trông giống hình tim. Một số loài có đốm trắng, vàng hay ánh bạc nằm rải rác trên phiến lá. Đặc biệt, trong điều kiện hợp lý và được chăm sóc tốt, cây sẽ nở hoa. Hoa Vạn Niên Thanh Leo nở thành từng cụm nhỏ trên cuống chung dài, mọc ra từ cuống lá.
Cây Vạn Niên Thanh Leo giúp thanh lọc không khí hiệu quả
Không chỉ có tác dụng giúp tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng, Vạn Niên Thanh Leo còn có khả năng làm sạch không khí khi loại bỏ các chất Aldehyde formic, monoxide de carbone, benzene, toluene, formaldehyde,… gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người.
Nhờ có diện tích lá lớn nên hiệu suất lọc không khí của cây lên tới 80%. Chính nhờ tác dụng tuyệt vời này nhiều người thường lựa chọn Vạn Niên Thanh Leo làm cây lọc không khí trong phòng ngủ, phòng làm việc…
Tham khảo thêm một số loại cây lọc không khí khác:
Ý nghĩa cây Vạn Niên Thanh Leo trong phong thủy
Không chỉ có tác dụng trang trí hay thanh lọc không khí, Vạn Niên Thanh Leo còn là loại cây cảnh phong thủy giúp mang lại may mắn, tài lộc và tạo vượng khí cho gia chủ. Loài cây này tượng trưng cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng. Vì vậy trồng Cây Vạn Niên Thanh sẽ mang lại nhiều điều tốt lành, cuộc sống sung túc.
Cây Vạn Niên Thanh hợp với tuổi nào?
Cây Vạn Niên Thanh Leo phù hợp với những người tuổi Thìn. Những người tuổi Thìn luôn dũng cảm, lạc quan, có trách nhiệm, quyết đoán và có các mối quan hệ tốt.
Tuy nhiên họ lại có nhược điểm hay lên mặt nạt nộ người khác, kỷ luật kém, tự cao tự đại, không chịu nhận sai, thiếu sự linh hoạt. Nếu đặt một chậu Vạn Niên Thanh Leo trong phòng ngủ hoặc phòng làm việc sẽ giúp cung mệnh này gia tăng may mắn và hạn chế được các nhược điểm của mình..
Đặc biệt, đối với những người tuổi Thìn theo nghiệp chính trị hay chuẩn bị thi cử. Đặt một chậu Vạn Niên Thanh Leo ở gần sẽ giúp cho con đường sự nghiệp trở nên thuận lợi hơn.
Tham khảo thêm:
Cây Vạn Niên Thanh hợp với mệnh gì?
Trong phong thủy, Vạn Niên Thanh :Leo hợp với mệnh Thổ nhất. Bởi những người thuộc cung mệnh này thường có nhiều năng lượng tích cực, vui vẻ, hoạt bát. Tuy nhiên họ lại là người dễ mềm lòng, tin người và thiếu quyết đoán. Trồng một chậu Vạn Niên Thanh Leo giúp người mệnh Thổ phán đoán chính xác, giữ vững lập trường và kiên định hơn.
Tham khảo thêm:
Cách trồng cây Vạn Niên Thanh Leo cột
Nếu bạn đang muốn trồng một chậu Vạn Niên Thanh Leo đẹp mắt và xanh tốt bằng phương pháp giâm cành, hãy tham khảo qua hướng dẫn dưới đây nhé :
Các bước thực hiện
- Bước 1: Lựa chọn cây giống bố mẹ khỏe mạnh. Cắt thân cây thành từng đoạn nhỏ dài 20 – 25 cm có ngọn kèm theo 2 – 3 lá.
- Bước 2: Chuẩn bị cột leo cho cây: nên lựa chọn đoạn tre hay ống nhựa có đường kính 4 – 5 cm. Sau đó bạn tiến hành dùng nilon hoặc dây thép để cố định bẹ cọ, xơ dừa xung quanh. Điều này sẽ tạo ma sát, giúp cây leo và bám rễ dễ dàng.
- Bước 3: Để tránh tình trạng đất rơi ra ngoài khi di chuyển và cây vẫn có chỗ thoát nước thoáng khí, bạn hãy lấp lỗ thoát nước bằng sỏi có kích thước vừa phải.
- Bước 4: Tiếp đó, cắm cọc vào chậu rồi nhẹ nhàng đặt từng nhánh cây con vào đúng vị trí và dùng đất lấp kín một phần của đoạn cây mới trồng. Cuối cùng bạn nên tưới nước cho đất đủ độ ẩm để cây sớm bám rễ và phát triển.
Chú ý: bạn nên chọn đúng loại đất để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Sau khi trồng cần thường xuyên quan sát và chăm sóc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn mua những chậu cây bán sẵn tại cửa hàng để có một chậu cây vừa đẹp mắt vừa tiết kiệm thời gian. Hiện nay trên thị trường một chậu Vạn Niên Thanh Leo có giá dao động từ khoảng 850.000 – 1.200.000/cây, tùy thuộc vào kích thước.
Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh Leo cột
Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh Leo để cây có thể sinh trường tốt và ra hoa không quá khó, bạn chỉ cần chú ý những yếu tố sau:
Nước
Đây là loài cây cần khá nhiều nước để có thể phát triển tốt. Vì vậy bạn nên chú ý tưới nước cho cây 2 – 3 ngày/ lần nếu trồng ngoài trời và 2 lần/ tuần nếu trồng trong nhà. Tùy theo độ lớn của cây để ước lượng mức nước cần thiết.
Ví dụ: chậu cây lớn cần 500 – 600 ml/lần và một tuần tưới 1 – 2 lần, chậu bé sẽ chỉ cần 400 ml. Kết hợp dùng khăn lau lá và cắt tỉa lá vàng để cây xanh và bóng mượt hơn.
Thời điểm thích hợp nhất để tưới nước cho cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, bạn nên lưu ý tuyệt đối không để đất bị khô bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây. Trong quá trình tưới bạn hãy xịt phun sương đều lên các mặt lá để cây luôn xanh và căng bóng nhé.
Đất
Đất trồng Vạn Niên Thanh Leo phải tơi xốp, thoáng khí và có khả năng giữ nước tốt. Để cây sinh trưởng tốt khoảng một năm nên đảo chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non. Ngoài ra bạn có thể trộn thêm các loại xơ dừa, phân chuồng hay trấu vào cùng đất để cây có thể phát triển nhanh hơn.
Ánh sáng
Vạn Niên Thanh Leo là loài cây trồng trong nhà không cần ánh sáng nên thường được sử dụng làm cây cảnh văn phòng, trên bàn học, bàn làm việc hay để trong phòng ngủ. Đây là loại cây ưa bóng râm nên có thể đặt chúng ở những vị trí không có quá nhiều ánh sáng.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý cho cây tắm nắng 2 – 3 lần/tháng. Điều này giúp lá xanh tốt, hấp thụ nhiều diệp lục và tránh được sâu bệnh. Nếu bạn trồng loài cây này ngoài trời thì nên chú ý che chắn bằng lưới để cây không bị cháy nắng.
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất để cây có thể phát triển khỏe mạnh, không bị bệnh là trong khoảng 25°C. Đặc biệt khi nhiệt độ dưới 15°C và trên 40°C cây sẽ rễ mắc một số bệnh gây hại dẫn đến chết cây.
Hi vọng rằng với những chia sẻ của Cây Xinh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng cũng như cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh Leo. Để có thể sở hữu một chậu Vạn Niên Thanh vừa có tác dụng trang trí, vừa giúp mang lại những ý nghĩa phong thủy tốt, hãy liên hệ ngay với Cây Xinh để được tư vấn tận tình nhất!